PHÂN BÓN HỮU CƠ LUCKY ORGANIC 01 – GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO ĐIỀU, BƠ VÀ SẦU RIÊNG KHU VỰC MIỀN ĐÔNG -TÂY NGUYÊN

Trong số các cây trồng chủ lực của Việt Nam hiện nay, điều, bơ và sầu riêng đã đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân vùng Tây Nguyên. Thích hợp với vùng đất đỏ bazan trù phú của Tây Nguyên, điều, bơ và sầu riêng có điều kiện phát triển ổn định và mạnh mẽ. Vốn dĩ chúng được trồng xen với tiêu và cà phê như một loại cây tạo bóng mát, nhưng giờ đây chúng bắt đầu được chú trọng và xem như loại cây trồng chính làm tăng giá trị nông nghiệp trên 1 héc-ta đất cũng như tăng thêm thu nhập khá cao cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, việc chăm sóc hai giống cây trồng này cũng đòi hỏi nhiều công phu của người trồng. Nếu cây không được chăm sóc và bón phân đúng cách sẽ phát triển kém, phân hoá mầm hoa không đạt, tỷ lệ đậu trái không cao, dễ rụng trái non hay trái chín kém chất lượng.

Cây điều hay còn gọi là Đào lộn hột, tên tiếng Anh là Cashew, Ở Việt Nam, cây điều du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, sau đó được chọn là loại cây công nghiệp đa mục đích, phủ xanh đất trống đồi trọc, được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thời vụ: Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thích hợp trồng vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7; vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vào khoảng tháng 9 đến tháng 10. Ngoài ra, có thể trồng trong mùa khô nếu chủ động được nguồn nước tưới tiêu.

Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới và là nước thứ 3 có diện tích trồng điều lớn nhất trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Bờ Biển Ngà.

Giống cây trồng
+  Giống điều PN1
+ Giống điều AB29
+ Giống điều AB05-08
Và những giống mới ra bây giờ

Chuẩn bị đất trồng:
+ Tiến hành đào hố trồng vào đầu mùa mưa, lúc đất mềm, Trộn đều lớp đất mặt với Lucky Organic 01 lượng bón từ 23 kg/cây) và Super Lân Văn Điển (lượng bón từ 0,7-1 kg/cây) rồi lấp đầy hố. Sau đó, gom đất mặt xung quanh đắp mặt hố cao hơn mặt đất nền khoảng 10 cm để tránh ngập nước.

Kỹ thuật trồng:
Dùng dao sắc nhọn rạch bầu kéo bao ni-lon ra, đặt bầu cây con xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất nền khoảng 10-15cm để tránh cây bị xói gốc khi mưa lớn, nén chặt đất xung quanh bầu.

+ Sau khi trồng nên rải thuốc bảo vệ thực vật trên mặt hố để hạn chế kiến, mối phá hoại cây con. Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu thấy cây chết phải trồng dặm ngay, lưu ý chỉ trồng dặm đối với các vườn điều dưới hai năm tuổi.

thiết kế vườn:
Khi cây trên hàng giao tán cần tiến hành tỉa thưa bắt đầu từ năm thứ 7-10 để đạt mật độ khoảng 100-120 cây/ha. Trên những vùng đất cát ven biển và đất nghèo dinh dưỡng như ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với mật độ ban đầu 400 cây/ha, sau tỉa thưa còn 200 cây/ha.  Vùng đất bằng phẳng và có độ dốc thấp, hàng điều được thiết kế theo hướng Đông Tây. Vùng đồi dốc nên thiết kế hàng theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất. Vùng có gió mạnh nên thiết kế hàng cây chắn gió xung quanh hoặc trồng xen kẽ theo từng đường lô trong vườn điều. Cây chắn gió thường là cây lâm nghiệp vì có tốc độ sinh trưởng nhanh, được trồng trước hoặc cùng lúc với điều để tăng cường khả năng bảo vệ và che chắn cho vườn điều.

– Bón thúc: Sử dụng Phân bón NPK tính năng là cung cấp cho cây dinh dưỡng, đạm, lân, kali, trung lượng và vi lượng; có tác dụng phát triển rễ, mầm chồi, thân, lá, củ và quả.

 lượng bón cho mỗi cây như sau: 

+ Năm thứ 1: liều lượng từ 0,5- 0,6 kg/cây.

+ Năm thứ 2: liều lượng từ 0,7- 1,2 kg/cây.

+ Năm thứ 3: liều lượng từ 1,5- 1,7 kg/cây.

– Lượng bón phân trên chia làm 2-3 lần/năm, bón vào mùa mưa, bón quanh gốc theo đường chiếu vanh tán của cây, khi bón nên vùi phân vào đất để cho cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

– Đợt 1: Bón vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 đến tháng 5.
– Đợt 2: Bón vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 8 đến tháng 9.
– Xử lý ra đọt
– Xử lý ra hoa
– Tăng đậu trái

Khi vườn điều chưa khép tán nhằm hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và tăng thu nhập. Trồng xen cây ngắn ngày như cây họ đậu, bông vải, dứa, cỏ vetiver và một số cây ngắn ngày có tán thấp khác.

Tỉa cành vào tạo tán

– Được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai. Việc tạo tán cần được thực hiện thường xuyên hàng năm để vườn cây lâu giao tán, hạn chế sâu bệnh, thuận tiện cho việc xử lý hóa chất bảo vệ thực vật và thu hoạch.

– Trong thời kỳ khai thác cần tỉa cành hai lần trong năm kết hợp với dọn vườn, làm cỏ và bón phân.

+ Tỉa cành lần đầu được thực hiện ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch, kết hợp với làm cỏ và bón phân lần 1. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tỉa vào tháng 4-5, ở Duyên hải Nam Trung Bộ tỉa vào tháng 6-7.

+ Tỉa cành lần hai kết hợp với làm cỏ và bón phân lần 2, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vào tháng 8-9, Duyên Hải Nam Trung Bộ vào tháng 11-12;

Bọ xít muỗi : làm cỏ và phát quang bụi rậm để vườn thông thoáng giúp giảm mật số bọ xít muỗi trong vườn.  Sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật để phòng diệt, xua đuổi bọ xít muỗi.

 Bọ phấn đầu dài Dùng kéo cắt, đốt hoặc chôn các chồi non bị bọ phấn đầu dài gây hại. Áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật phun thuốc lúc thành trùng đến đẻ trứng khi cây đang ra chồi non.

Xén tóc nâu đục thân dùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật có tác dụng xông hơi quét quanh gốc từ 1,2 m xuống sát gốc để ngăn ngừa xén tóc đến đẻ trứng.

Bọ trĩ vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành cho thông thoáng để hạn chế phát sinh và phát triển của bọ trĩ, có thể dùng bẫy đèn để bắt bọ trĩ.
Bệnh thán thư  phun xịt hóa chất bảo vệ thực vật gốc đồng.
Bệnh khô cành  làm cỏ và phát quang bụi rậm cho vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bệnh nặng.


Phân bón LUCKY ORGANIC 01 – Chất lượng cho thành công Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Required fields are marked *