Khi cây cà phê đã đến tuổi trưởng thành thì sẽ cho ra hoa trái, ở giai đoạn phát triển sinh thực, cà phê cần dinh dưỡng nhiều để phân hóa mầm hoa và sau đó là vào kỳ nuôi trái. Khu vực phía Nam nước ta, giai đoạn giữa và cuối mùa khô thường được bổ sung dinh dưỡng (phân bón cho mùa khô), tuy nhiên lượng dinh dưỡng này chỉ có thể đảm bảo cho kỳ sinh trưởng ngắn để phân hóa mầm hoa. Vào mùa mưa cà phê rất cần một lượng dinh dưỡng lớn để đáp ứng cho cây cà phê nuôi trái.
Phòng trừ sâu bệnh hại
– Một số sâu bệnh hại hay xuất hiện trong mùa mưa:
+ Côn trùng gây hại: Rệp sáp, Mọt đục cành, Rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh; Sâu đục thân mình hồng, Sâu đục thân mình trắng, Tuyến trùng;
+ Bệnh hại: Bệnh khô cành khô quả, Bệnh rỉ sắt, Bệnh nấm hồng, Bệnh thối cổ rễ, Thối nứt thân , Bệnh vàng lá rụng trái cà phê;
Bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá, tuyến trùng, nấm, ấu trùng ve sầu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá rụng trái cà phê hàng loạt. Nên sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế và kiểm soát.
– Biện pháp canh tác:
+ Cắt tỉa các chồi vượt, cành trong tán, cành tăm, cành thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa những cành khô, già cỗi, cành bị sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái.
Thường xuyên thu gom các cành, lá, hoa quả bị bệnh phơi khô đem đốt để ngăn ngừa sự phát triển nguồn bệnh.
– Bón phân cân đối, hợp lý.